Luận điểm Chủ_nghĩa_xóa_và_chủ_nghĩa_thêm_trên_Wikipedia

Hai tổ chức "Hiệp hội Thành viên Wikipedia theo Chủ nghĩa Thêm" (Association of Inclusionist Wikipedians) và "Hiệp hội Thành viên Wikipedia theo Chủ nghĩa Xóa" (Association of Deletionist Wikipedians) đã được các bảo quản viên thành lập.[2] Mỗi bên đều có trang riêng tại Wikimedia, để liệt kê các thành viên của mình, tuyên bố các điều lệ và nguyên tắc.

Những người thuộc chủ nghĩa thêm lập luận rằng sự quan tâm của một số ít người có thể là một điều kiện đủ cho sự tồn tại của một bài viết, khi mà bài viết đó đều vô hại, không vi phạm điều lệ gì, và vì không có giới hạn về dung lượng của Wikipedia.[3][5] Khẩu hiệu của họ là "Wikipedia không phải là giấy" (Wikipedia is not paper).[8][13]

Ở phía đối diện, những luận điểm của các thành viên theo chủ nghĩa xóa xoay quanh khái niệm của sự khách quan và sự phù hợp,[11] nêu lên rằng "Wikipedia không phải là Google" (Wikipedia is not Google),[2] hay "một đống đổ nát" (a junkyard).[8] Họ lập luận rằng cần phải có đủ người quan tâm là điều kiện cần thiết để có một bài viết có chất lượng,[14] và sự tồn tại của các bài viết về các chủ đề tầm thường sẽ làm giảm độ tin cậy và ảnh hưởng đến thành công của Wikipedia trong tương lai.[13] Họ ủng hộ việc thành lập và thực thi các tiêu chuẩn và chính sách cụ thể như một dạng luật pháp.[15]

Giáo sư ngành báo chí K.G. Schneider đã xác định tâm lý của những thành viên theo chủ nghĩa xóa sẽ được thể hiện một khi dự án bắt đầu chuyển từ giai đoạn chạy theo số lượng sang theo đuổi chất lượng.[16]

Một trang "Wikimorgue" - "Nhà xác Wiki", nơi lưu giữ tất cả các bài bị xóa cũng như lịch sử sửa đổi của nó, đã được đề xuất như một phương tiện giúp làm minh bạch hơn quá trình xóa bài viết.[9][16] Website Deletionpedia đã thực hiện điều này từ tháng 2 cho đến tháng 9 năm 2008.

Những người thuộc chủ nghĩa thêm nổi tiếng

Người đồng sáng lập ra Wikipedia, Larry Sanger, tự xác định mình là người thuộc chủ nghĩa thêm, trừ những vấn đề liên quan đến tình dục, và áp dụng nó cho dự án Citizendium.[17]

Thành viên nổi tiếng Simon Pulsifer cũng ủng hộ việc phủ rộng nhiều chủ đề hơn, và anh đã sử dụng chiến thuật phục hồi một vài bài viết bị xóa, với hy vọng sẽ không một ai nhận ra.[14]

Andrew Lih, một thành viên đã chuyển từ vị thế một người theo chủ nghĩa xóa sang một người theo chủ nghĩa thêm, ông nhận thấy so với thời gian phát triển ban đầu, Wikipedia đã trở nên thận trọng hơn. Anh đã đổi quan điểm sau khi bài viết về mạng xã hội Pownce của mình bị xóa nhanh bởi một bảo quản viên vì bị coi như quảng cáo.[14]

Giải pháp thay thế

Nằm giữa hai nhóm trên, đã có nhiều ý thức hệ khác nhau đã được hình thành mà không loại trừ lẫn nhau.

Tháng 11 năm 2004, biên tập viên Reene Sylverwind đã lập "Hiệp hội các Thành viên Wikipedia theo Chủ nghĩa Sáp nhập" (Association of Mergist Wikipedians) với mục đích đưa ra một giải pháp trung dung nằm giữa hai nhóm đã nêu ở trên.[18] Nội dung bài viết được yêu cầu xóa được đưa đến làm một phần của bài viết có độ nổi bật quan trọng hơn, đây là một dạng thỏa hiệp,[15] vì nội dung đã không bị xóa như yêu cầu của nhóm thành viên của chủ nghĩa thêm. Nhưng mục từ độc lập vốn có thì đã không còn tồn tại, đáp ứng được yêu cầu của những người theo chủ nghĩa xóa.

Một tổ chức khác đứng giữa hai tư tưởng này là "Hiệp hội các thành viên Wikipedia Không thích Tạo ra những Tranh cãi Rộng rãi Về Độ nổi bật của một Thể loại Chung của các Bài viết, và Ủng hộ việc Xóa một Bộ phận các Bài viết Kém chất lượng, nhưng Điều đó Không có Nghĩa Họ Là những Người theo Chủ nghĩa Xóa" (Association of Wikipedians Who Dislike Making Broad Judgments About the Worthiness of a General Category of Article, and Who Are in Favor of the Deletion of Some Particularly Bad Articles, but That Doesn't Mean They Are Deletionists).[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_xóa_và_chủ_nghĩa_thêm_trên_Wikipedia http://arstechnica.com/articles/culture/citizendiu... http://www.businessweek.com/smallbiz/content/sep20... http://chronicle.com/wiredcampus/index.php?id=2426 http://www.cio.com/article/141650/Wikipedia_s_Awkw... http://www.economist.com/printedition/displaystory... http://www.nationalpost.com/news/world/story.html?... http://www.nybooks.com/articles/21131 http://www.usatoday.com/tech/news/2006-02-27-wikip... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.spiegel.de/netzwelt/web/0,1518,511134,0...